Chuyện về “Garage Biệt động Sài Gòn”
https://cand.com.vn/Tu-lieu-antg/chuyen-ve-garage-biet-dong-sai-gon-i675812/?zarsrc=10&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR1o91lX1UXkvShYgLgsZVw9d06L9cT5TB5EZ_V64JoFYfDFYLdJB6ym8I4
Năm 1999, sĩ quan Biệt động Trần Văn Lai - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - đã xác nhận cho cán bộ của mình đó là ông Dương Văn Đức như sau: Từ 1963 đến 1968 là cơ sở của đơn vị Bảo đảm chiến đấu Biệt động Sài Gòn (J.9 – T.700). Nhà của ông Đức là trụ sở liên lạc hợp pháp, canh gác, bảo vệ cán bộ khi hội họp hoặc tạm trú. Ông Đức là thợ sửa ôtô, có Garage Tự Lực. Tôi đã gửi ông hai chiếc xe ôtô mang biển số NCE – 345 và EC – 6045 để bảo trì, bảo đảm công tác và phục vụ chiến đấu. Hai xe này Tết Mậu Thân đã chở vũ khí, cán bộ chiến sĩ Đội 5 Biệt động tấn công dinh Độc Lập, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trước đó xe đưa đón cán bộ lãnh đạo cấp cao Quân khu, các thủ trưởng đơn vị tác chiến vào nội thành, trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Trí, Thủ trưởng đơn vị J.9 – T.700. Vào thời điểm đó, sỹ quan Trần Văn Lai là cán bộ của J.9 – T.700, thuộc Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Nhà ông Lai có hầm chứa vũ khí tại nhà số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Hầm vũ khí này đã sử dụng tấn công dinh Độc Lập trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Ngày nay hầm vũ khí này được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Hiệu quả lan toả niềm tin.
Cảm ơn quý khách đã quan tâm đến các sản phẩm của Nguyên Nguyễn Door hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 098 875 7634 – 093 800 1667 – 0387 386 779 để được tư vấn MIỄN PHÍ